Cây lưỡi hổ để bàn thờ ông địa được không?

Cây lưỡi hổ thì thường được để trong mọi không gian của ngôi nhà, có thể để ở phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ hay phòng tắm tùy vào sở thích và mục đích của chủ nhà. Một chậu cây lưỡi hổ tươi tốt được đặt ở phòng khách với ý nghĩa trang trí không gian chung của gia đình và xua đuổi những điều không tốt, mang vận may đến cho gia chủ. Vậy cây lưỡi hổ để bàn thờ ông địa có được không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Giải đáp: Cây lưỡi hổ để bàn thờ ông địa được không?

Theo quan niệm của dân ta từ xa xưa, ông địa hay còn được gọi là thổ công, là một vị thần trông coi đất đai, nhà cửa và người dân tin rằng việc thờ cúng thổ công trong nhà thì mới có đất đai xây nhà, làm ruộng, mới tạo ra của cải vật chất và có được cuộc sống yên bình. Chính vì vậy trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ ông địa hoặc bàn thờ thổ công, tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà bàn thờ ông địa sẽ có những hình thức khác nhau.

Với mong muốn cầu tài lộc, bình an, may mắn, nhiều người thường đặt những vật phẩm hay các loại cây xanh có ý nghĩa phong thủy lên bàn thờ ông địa. Mỗi loại cây phong thủy lại mang những ý nghĩa khác nhau từ giúp gia chủ giữ của cải trong nhà, giúp cho công việc thuận buồm xuôi gió đến che chở, bảo vệ cho gia đình, xua đuổi vận xui.

Việc đặt cây phong thủy lên bàn thờ ông địa ngoài ý nghĩa thay đổi phong thủy tốt còn tăng giá trị thẩm mỹ cho nơi linh thiêng và trang trọng này của gia đình, thể hiện quyền lực tài chính của gia chủ. Việc đặt cây phong thủy trên bàn thờ ông địa là điều không bắt buộc mà chỉ dựa trên sở thích và nhu cầu sử dụng của chủ nhà.

Cây lưỡi hổ để bàn thờ ông địa được không?
Bàn thờ thần tài siêu sịn mịn được Hưng Thịnh giao cho khách hàng kinh doanh

Ngoài việc cắm hoa bàn thờ Thần Tài Ông Địa thì hiện nay nhiều người sử dụng các loại cây phong thủy để đặt lên bàn thờ như kim tiền, trầu bà, … và cây lưỡi hổ cũng rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như ý nghĩa phong thủy của cây.

Đây cũng chính là loại cây thường được lựa chọn để bàn thờ Ông Địa bởi:

  • Cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm, dáng vẻ uy nghiêm, kiên cường, vũng chãi, đặc biệt với ý nghĩa trừ tà, xua đuổi những điều không may mắn, cùng ý chí mạnh mẽ luôn tiến lên phía trước vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn là một lựa chọn tuyệt vời để đặt cây lên bàn thờ ông địa trong gia đình.
  • Không chỉ có vậy, cây lưỡi hổ còn có sức sống rất mãnh liệt và không cần chăm sóc nhiều mà vẫn xanh tốt quanh năm cùng với lợi ích về mặt sức khỏe như giúp thanh lọc không khí, loại trừ chất độc hại, giúp tinh thần thư giãn cũng sẽ là một ưu điểm để gia chủ cân nhắc lựa chọn cây lưỡi hổ đặt lên bàn thờ thần tài ông địa.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ khi đặt trong nhà

Mỗi một nền văn hóa thì cây lưỡi hổ lại có những ý nghĩa phong thủy khác nhau nhưng nhìn chung thì cây lưỡi hổ vẫn mang ý nghĩa trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo trong cuộc sống. Với quan niệm của phương Tây, cây lưỡi hổ mang năng lượng xua đuổi xui xẻo và mang những điều may mắn đến cho gia chủ. Còn với quan niệm của phương Đông như hai nền văn hóa lớn Nhật Bản và Trung Quốc thì hình dạng sắc nhọn của cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm, tránh khỏi những điều xui rủi trong cuộc sống.

Lá cây lưỡi hổ sắc nhọn, mọc thẳng đứng giống như sự kiên cường, quyết đoán, ý chí tiến lên của con người dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Dáng vẻ uy nghi này của cây lưỡi hổ là biểu tượng cho sự quyền lực của gia chủ. Không chỉ có vậy, nếu gia chủ trồng cây lưỡi hổ cho đến ngày ra hoa thì sẽ mang đến tài lộc, may mắn của gia đình trong năm đó, công việc và mọi sự đều như ý.

Cách đặt cây lưỡi hổ lên bàn thờ ông địa sao cho phù hợp

Có thể thấy, lá của cây lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng với hình nhọn giống lưỡi dao, là những màu sắc phù hợp với người mang mệnh Thổ và Kim. Người mệnh Thổ và mệnh Kim có màu vàng là màu bản mệnh, vì vậy với màu xanh và vàng của cây lưỡi hổ sẽ là yếu tố phong thủy tương sinh cho hai mệnh này trong cuộc sống cũng như trong công việc, sự nghiệp. Việc đặt cây lưỡi hổ trong nhà sẽ giúp cho hai mệnh này phát huy được vận thế tốt, sự nghiệp thành công, nhiều việc thuận lợi và hanh thông.

Người mệnh Thổ sinh năm:

  • Mậu Dần – 1938, 1998
  • Kỷ Mão – 1939, 1999
  • Bính Tuất – 1946, 2006
  • Đinh Hợi – 1947, 2007
  • Canh Tý – 1960, 2020
  • Tân Sửu – 1961, 2021
  • Mậu Thân – 1968, 2028
  • Kỷ Dậu – 1969, 2029
  • Bính Thìn – 1976, 2036
  • Đinh Tỵ – 1977, 2037
  • Canh Ngọ – 1990, 1930
  • Tân Mùi – 1991, 1931

Người mệnh Kim sinh năm:

  • Canh Thìn – 2000
  • Tân Tỵ – 2001
  • Quý Dậu – 1993
  • Nhâm Thân – 1992
  • Giáp Tý – 1984, 2026
  • Ất Sửu – 1985, 1925
  • Canh Tuất – 1970
  • Tân Hợi – 1971
  • Quý Mão – 1963, 2023
  • Nhâm Dần – 1962, 2022
  • Ất Mùi – 1955, 2015
  • Giáp Ngọ – 1954, 2014

Người mệnh Thổ và mệnh Kim khi đặt cây lưỡi hổ lên bàn thờ ông địa nên chú ý hướng đặt cây phù hợp với bản mệnh của gia chủ. Nên đặt cây lưỡi hổ ở hướng Nam trên bàn thờ ông địa.

Để cây lưỡi hổ phát huy được hết những lợi ích trang trí, sức khỏe hay cân bằng phong thủy trên bàn thờ ông địa tuỳ thuộc nhiều vào sự khoẻ mạnh của cây, cây bị bệnh hay yếu thì các chức năng lọc không khí hay thải oxy cũng giảm sút, khí cây yếu cũng không mang lợi ích phong thuỷ thậm chí còn mang lại những điều không may mắn đến với gia chủ.

Vì vậy khi mua cây lưỡi hổ để bàn thờ ông địa, bạn phải biết cách nhìn và chọn được những cây khoẻ mạnh nhất. Cây khỏe mạnh thường là những cây tươi tốt, có lá màu xanh đậm, lá cứng chắc, viền vàng rõ nét. Lá cây màu nhợt quá thì có thể cây đang bị bệnh hoặc được trồng trong điều kiện không tốt, khi mua về sẽ tốn rất nhiều công sức phục hồi cây hoặc có thể cây sẽ bị héo úa và chết, ảnh hưởng đến phong thủy khi đặt cây lên bàn thờ ông địa.

Tùy thuộc vào kích thước bàn thờ ông địa mà gia chủ nên cân nhắc lưa chọn kích thước để mua cây lưỡi hổ sao cho phù hợp với bàn thờ nhà mình. Cây lưỡi hổ là loại cây có nhiều kích thước lớn nhỏ nên cũng dễ dàng lựa chọn một chậu cây phù hợp để đặt lên bàn thờ ông địa nhà mình.

Một lưu ý quan trọng nữa mà gia đình nào đang có trẻ nhỏ hoặc thú nuôi là nhựa cây lưỡi hổ có độc tính có thể gây nôn mửa, vì vậy cần tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ hay thú nuôi trong nhà.

Gia chủ nên tìm hiểu thêm thông tin về cách bày trí bàn thờ ông Địa dưới đây:

Cách bài trí bàn thờ Ông Địa theo đúng phong thủy

Thay bàn thờ ông địa mới cần lưu ý những gì?

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày và mùng 10 hàng tháng

Tìm hiểu về cây lưỡi hổ

Ngoài tên gọi là cây lưỡi hổ thì cây vĩ hổ hoặc cây lưỡi cọp cũng là tên gọi khác của một loài cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới với tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ măng tây. Cây lưỡi hổ với thân hình bản dẹt, mọng nước, cạnh lá trông sắc nhọn nhưng thật ra lại rất mềm mại. Cây thường có chiều cao từ 50 đến 60cm với thân lá xanh, viền là vàng chạy dọc từ gốc đến ngọn cây. Khi ra hoa, những bông hoa lưỡi hổ mọc thành từng cụm với nhau từ gốc lên và kết quả hình tròn.

Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 70 loài lưỡi hổ khác nhau nhưng loài lưỡi hổ phổ biến nhất và được sử dụng trang trí trong nhà nhiều nhất là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.

Cây lưỡi hổ đặt trong nhà với mục đích lấy đi các hợp chất độc hại trong không khí và cung cấp thêm oxy sạch cho quá trình hô hập của con người, có khả năng hút bớt hơi nước, làm giảm độ ẩm và giảm bớt lượng vi khuẩn có hại trong các môi trường có độ ẩm cao.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ để bàn thờ ông địa

Lưỡi hổ là giống cây được nhiều người biết đến là có sức sống mãnh liệt, tồn tại được trong không gian kín, nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đối dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Nhưng để cây luôn ở tình trạng khỏe mạnh và tươi tốt nhất thì cũng cần đảm bảo các yếu tố căn bản để cây sinh trưởng và ra hoa (nếu có) đầy đủ.

  • Ánh sáng: Cây lưỡi hổ có thể sống trong điều kiện ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng yếu hơn vậy nên khi đặt cây lưỡi hổ lên bàn thờ ông địa thì chủ nhà chỉ cần cung cấp lượng ánh sáng vừa đủ cho cây là cây có thể sinh trưởng bình thường được.
  • Nước: Cây lưỡi hổ có thể sống nhiều tuần mà không cần tưới nước nên có thể để 2-3 tuần tưới nước cho cây một lần cũng được, có thể chờ đất trong chậu ráo bớt nước rồi mới tưới cây. Khi tưới cũng cần chú ý tưới xung quanh rễ cây với lượng nước vừa đủ, tưới từ từ để đất thấm nước dần dần chứ không đổ ào nước làm cây bị úng nước, dễ làm hư hại bộ rễ của cây, không cần tưới nước cho thân và lá.
  • Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ sẽ sinh trường tốt nhất ở nhiệt độ 15-27 độ C, nếu trời lạnh mà thấy lá cây bị vàng úa thì gia chủ có thể chuyển cây đến vùng ấm hơn hoặc tăng nhiệt độ không gian xung quanh bàn thờ ông địa nơi đặt cây lưỡi hổ để cây không bị chết.
  • Phân bón: Có thể sử dụng các loại phân bón thông thường để bón cho cây lưỡi hổ.
  • Bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ: Các loại côn trùng, sâu, nhện tấn công cây, hút nhựa của cây làm xuất hiện các đốm trên lá, các đốm này có thể rửa sạch được bằng cách lau bằng cồn và tăng độ ẩm xung quanh cây để các loại côn trùng này không có cơ hội phá hoại cây.

Để có một bàn thờ đáp ứng đầy đủ yếu tố phong thủy không phải là điều đơn giản. Nếu quý gia chủ có bất kỳ thắc nào có thể liên hệ ngay với Bàn Thờ Hưng Thịnh. Nếu cần tư vấn thêm về phong thủy bàn thờ hoặc mua bàn thần thần tài, ông địa quý gia chủ vui lòng liên hệ với Bàn Thờ Hưng Thịnh theo hotline 0983.678.111 – 0869.997.234

Các mẫu bàn thờ thần tài bán chạy nhất tại Hưng Thịnh:

icon khuyến mại