Người Việt Nam chúng ta thường tin vào những vị thần như một tín ngưỡng tâm linh. Như đối với đất đai thì người canh giữ chính là Thổ Công. Vậy nên bàn thờ dành cho người đang canh giữ đất của mình là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt bàn thờ thổ công như thế nào. Nên hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bàn thờ Thổ Công và bàn thờ thổ công gồm những gì qua bài viết này nhé!
Giới thiệu về bàn thờ Thổ Công
Thổ Công hay được gọi là thần Thổ Địa là vị thần có chức năng cai quản đất đai, vật nuôi, vụ mùa,… Không chỉ vậy, vị thần này còn làm công việc xua đuổi tà khí giúp gia chủ luôn ấm no, hạnh phúc.
Bàn thờ Thổ Công chính là nơi gia chủ thờ cúng thần Thổ Công, đó là cách kết nối giữa gia chủ và thần cai quản đất. Nhiều nơi sẽ sử dụng bàn thờ Thổ Công và gia tiên là một, một vài trường hợp khác là đặt bàn thờ Thổ Công ở khu vực gần bếp. Tuy nhiên, bàn thờ Thổ Công thì nên đặt dưới đất là phù hợp và chính xác nhất.
Trong các dịp xây nhà, đào giếng, đào huyệt và những việc liên quan đến đấy đai khác thì gia chủ đều cần đến bàn thờ Thổ Công. Gia chủ sẽ làm lễ động thổ với mục đích báo cáo cho Thổ Công nếu không sẽ có những ảnh hưởng rất lớn, thậm chí là bị long mạch của địa phận “trừng phạt”.
Vị trí đặt bàn thờ thổ công
Vì Thổ Công là tên gọi khác của Thổ Địa nên bàn thờ Thổ Công sẽ được đặt dưới đất và trên nền nhà bằng phẳng. Thông thường, bàn thờ Ông Địa sẽ được đặt chung với Thần Tài. Vị trí đặt bàn thờ Ông Địa thích hợp trong nhà thường là sau cánh cửa ra vào.
Bên cạnh đó, hướng đặt bàn thờ Thổ Công còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi, năm sinh và mệnh của gia chủ. Nên bạn cần xem hướng đặt bàn thờ Thổ Công theo độ tuổi để biết được đâu là hướng thích hợp.
Bàn thờ Thổ Công sẽ được tính toán theo thước lỗ ban nên khi mua bàn thờ gia chủ sẽ dựa vào đó để chọn được kích thước tốt với mệnh của mình.
Khi đã có đủ các yếu tố này thì bạn không cần phải lo lắng về việc nên đặt bàn thờ Thổ Công ở đâu và có thể mua bàn thờ để chuẩn bị lập bàn thờ Thổ Công.
Bàn thờ thổ công gồm những gì? Bài trí ra sao?
Khi gia chủ đã có bàn thờ Thổ Công và xác định được vị trí sẽ đặt bàn thờ. Thì bạn cần có những lễ vật mâm cúng chuẩn bị cho việc lập bàn thờ Thổ Công.
Bàn thờ Thổ Công sẽ gồm những gì? là điều mà nhiều người mới thờ thắc mắc. Bên cạnh vật quan trọng là tượng hai ông Thần Tài và Thổ Địa thì còn những vật phẩm sau đây:
- Tượng Thần Tài, Ông Địa
- Bài Vị Thần Tài
- Bát hương
- Hương
- Lọ hoa tươi
- Chóe thờ
- Nậm rượu
- Đèn thờ
- Chén thờ
- Bát sâm (có thể có hoặc không)
- Ông Cóc
- Mâm lễ
- Tháp tỏi cúng thần tài thổ địa
Cách bày bàn thờ Thổ Công
Sẽ tuy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà vật phẩm trên bàn thờ Thổ Công sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, cách bày bàn thờ Thổ Công thì gia đình nào cũng cần phải tuân theo vì đó là những nguyên tắc chung trong phong thủy. Cụ thể như sau:
- Đặt tượng Thổ Công ở bên phải và bên trái là tượng Thần Tài. Ở giữa Thần Tài và Ông Địa và 1 hũ nước, 1 hũ gạo, 1 hũ muối và gia chủ cần thay những thứ này mỗi tháng 1 lần.
- Ở giữa bàn thờ là nơi đặt bát hương lớn.
- Bên cạnh thì có thể bày trí thêm hoa, trái cây.
- Các ly nước tượng trưng cho ngũ hành, xếp theo hình chữ thập đặt trước bát hương.
- Đặc biệt, không thể thiếu sự góp mặt của Ông Cóc. Lúc sáng thì quay Ông Cóc ra ngoài còn tối thì quay vào trong.
Qua một vài bước trên bạn đã hoàn tất được cách bày bàn thờ Thổ Công. Một lưu ý khác khi bài trí là bạn cần theo quy tắc trong cao ngoài thấp nhé.
Quý khách muốn hiểu rõ về cách bày trí vui lòng xem thông thông tin dưới đây:
Các lễ vật dùng để cúng Thổ Công
Tùy vào điều kiện của từng gia đình và lòng thành gia chủ mà lễ vật cúng Thổ Công sẽ thay đổi. Thường thì trong một tháng vào ngày mùng 1 hoặc ngày 15 đồ cúng sẽ tương đối đơn giản. Gia chủ có thể chuẩn bị lễ vật bao gồm: hoa quả tươi, đĩa xôi,bán kẹo, nước.. là có thể hoàn thành việc thờ cúng. Nếu có thời gian hoặc dư giả hơn thì có thể chuẩn bị mâm cúng thần tài tươm tất.
Vào các dịp lễ quan trọng thì lễ vật cúng Thổ Công phải được chuẩn bị cầu kỳ hơn. Mâm cơm cúng của gia chủ có thể thêm xôi, gà, rượu và nhiều món khác dựa trên lòng thành của mỗi người.
Các lưu ý khi đặt bàn thờ Thổ Công
Vì bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa chính là nơi gia chủ gửi gắm ước nguyện nên cần dựa vào một số quy tắc để đảm bảo tính tôn nghiêm và lòng tôn kính.
Không đặt bàn thờ nơi không có ánh sáng, bị khuất tầm nhìn như: dưới chân cầu than, gần nhà vệ sinh, phòng ngủ.
Nên lau dọn bàn thờ thường xuyên. Lọ hoa, trái cây thì cần được thay theo định kỳ.
Không để bàn thờ nơi ồn ào, có nhiều người qua lại. Cố gắng giữ cho khu vực thờ cúng luôn tôn nghiêm.
Trên đây là những chia sẻ về cách đặt bàn thờ Thổ Công và bàn thờ thổ công gồm những gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong tục thờ cúng Thổ Công và tìm được cho mình vị trí phù hợp để đặt bàn thờ Thổ Công. Nếu quý khách muốn mua ban thờ Thổ Công vui lòng liên hệ với Bàn Thờ Hưng Thịnh để được tư vấn sản phẩm và hướng dẫn đặt hàng chi tiết. Bàn Thờ Hưng Thịnh đang có nhiều chính sách ưu đãi, giảm giá cho khách hàng khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.
Xem thêm thông tin liên quan:
Có nên mua bàn thờ ông địa cũ không? Khi nào nên mua?