Thờ cúng Thần Tài, Ông Địa là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam với mong muốn về những điều may mắn, tốt lành cho gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cúng Ông Địa, Thần Tài chuẩn nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Chi tiết về cách cúng Ông Địa Thần Tài mỗi ngày
Việc thờ cúng Ông Địa và Thần Tài được xem là việc mang lại sự thuận lợi và suôn sẻ trong công việc kinh doanh, buôn bán. Chính vì vậy, cách cúng Thần Tài Ông Địa yêu cầu sự tỉ mỉ và tương đối phức tạp. Qua đó, gia chủ sẽ thể hiện được lòng thành kính của mình về những cầu mong phát đạt, tấn tới. Sau đây là nghi thức cúng thần tài thổ địa hàng ngày bạn cần làm theo:
- Đầu tiên, mỗi ngày bạn chỉ nên thắp nhang vào hai khung giờ chính là sáng 6h-7h và tối 18h-19h.
- Hai là, mỗi lần nên thắp 5 cây nhang.
- Ba là, thay nước trắng và nước ở lọ hoa trước mỗi lần đốt nhang.
- Bốn là, vệ sinh lau chùi bàn thờ và sử dụng lá để tắm cho Ông Địa, Thần Tài vào ngày cuối tháng. Hoặc có thể tắm vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Gia chủ có thể sử dụng rượu hoặc nước lá bưởi để tắm cho hai vị thần.
- Năm là, vào những ngày lễ, tết, mùng 1, mùng 5 âm lịch hàng tháng gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng linh đình hơn như lợn quay, thịt gà, tôm, cua, cà phê, thuốc lá, vàng mã,…
- Cuối cùng, cần sử dụng một chiếc khăn riêng để tắm cho Ông Địa và Thần Tài. Gia chủ không nên sử dụng khăn này vào những việc khác vì đây là điều không tốt.

Để hiểu rõ hơn về cách cúng Ông Địa Thần Tài, gia chủ nên tìm hiểu kỹ những thông tin sau:
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày và mùng 10 hàng tháng
Cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài đúng cách vào những ngày lễ lớn
Bên cạnh việc cúng Ông Địa Ông Thần Tài mỗi ngày thì gia chủ cũng cần có cách cách Thờ Cúng Thần Tài Thổ Địa vào những ngày lễ quan trọng. Cách thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa vào các ngày này có thể thực hiện như sau:
Khi thờ cúng Thần Tài Thổ Địa vào những ngày quan trọng gia chủ có thể lựa chọn những món lễ vật quen thuộc như gà luộc, heo quay, hoa quả tươi, nước trắng. Mặc khác, trong quan niệm xưa thì thờ cúng Thần Tài còn có kèm thêm cua, tôm và chuối chín. Còn khi cúng Thổ Địa thì cần thuốc lá, cà phê và chuối xiêm. Dựa vào đó, gia chủ có thể lựa chọn cho mình những món ăn thích hợp để tiến hành cúng Thần Tài đúng cách. Thông qua cách cúng Thần Tài và Ông Địa gia chủ sẽ thể hiện được lòng thành kính của mình đối với 2 vị thần.

Bên cạnh đó, gia chủ cần đặc biệt chú ý đến cách thờ cúng Ông Địa Ông Thần Tài vì tương truyền rằng hai vị thần này rất thích sạch sẽ, gọn gàng. Vậy nên, gia chủ cần dọn vệ sinh sạch sẽ không chỉ ở bàn thờ mà còn những khu vực xung quanh. Có thể gia chủ sẽ làm điều này hàng tuần để bàn thờ các ông luôn được sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi cần cúng Thổ Địa đất đai.
Cách cúng Ông Địa Ông Thần Tài vào mùng 10
Vào mỗi mùng 10 tháng Giêng hoặc ở các tháng khác thì cách cúng Thần Tài đầu năm như sau:
Gia chủ sẽ bày mâm cỗ mặn gồm các món như: thịt luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc.
Một số vật phẩm thờ cúng khác đi kèm như:
- Hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền
- Rượu, vàng mã và vàng giấy
- Khay nước gồm 3 chén nước lọc và 2 chén rượu trắng
- Tháp tỏi cúng Ông Địa
Đặc biệt đối với người miền Nam thì mâm lễ cúng còn có thêm thịt lợn quay và cá lóc nướng. Qua đó có thể thấy, cách thờ cúng Thần Tài Ông Địa sẽ có sự khác nhau theo từng dịp và từng vùng miền. Tuy nhiên, về cơ bản thì tất cả mọi người khi cúng đều mong rằng sẽ nhận được sự may mắn nhờ vào việc phù hộ của 2 vị thần.
Những điều gia chủ cần lưu ý trong cách cúng Thổ Địa Thần Tài
Bên cạnh việc chuẩn bị cách cúng Thổ Địa Thần Tài đúng thì lễ vật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nên, trong những ngày lễ liên quan đến Thần Tài thì gia chủ cần lưu ý một vài điều như sau:
- Mâm cúng được sắp xếp đơn giản, khoa học và đảm bảo sạch sẽ.
- Mỗi sáng nên thắp hương bàn thờ trước khi mở cửa.
- Cẩn thận rửa sạch chén trước khi thay nước trên bàn thờ. Đặc biệt, không được rót nước quá đầy và mực nước nên cách miệng chén tầm 1cm.
- Lau chùi, dọn dẹp bàn thờ trước ngày 15 và mùng 1 hàng tháng. Tốt nhất là nên dùng rượu hoặc nước bưởi để lau bàn thờ.
- Nên chọn những loại hoa quả tươi, mang nhiều ý nghĩa.
- Sử dụng đèn dầu hoặc nén cho bàn thờ.
- Nên chia đồ lễ cho các thành viên trong gia đình sau khi cúng xong, không nên chia cho người ngoài.
- Nơi thờ cúng cần có sự yên tĩnh và không để hoa quả quá lâu trên bàn thờ nếu đã cúng xong.
-
Mâm cúng thần tài được sắp xếp đơn giản, khoa học và đảm bảo sạch sẽ
Trên đây là những chia sẻ về cách cúng Thần Tài Ông Địa. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết được cách cúng Thần Tài như thế nào cũng như cách cúng Ông Địa như thế nào. Qua đó, sự trang trọng và chu đáo mà bạn mang đến sẽ làm hai vị thần hài lòng và ban nhiều tài lộc cho gia đình của mình. Đừng quên liên hệ với Banthohungthinh.com nếu bạn muốn mua bàn thờ Ông Địa và tư vấn về cách bày trí, thờ cúng để mang lại tài lộc và may mắn cho bạn.