Thủ tục nhập trạch là một nghi lễ không thể thiếu đối với những ai dọn về nhà mới. Dù đó có là nhà tự xây hay nhà thuê thì cũng điều cần có thủ tục nhập trạch về nhà mới. Việc làm này như một cách xin phép thần linh được nhập gia và cầu may mắn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được lễ cúng nhập trạch gồm những gì và cách chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới đầy đủ.
Chọn thời điểm để cúng lễ nhập trạch
Thủ tục nhập trạch lấy ngày tốt là việc đầu tiên gia chủ cần phải làm trong thủ tục cúng nhập trạch. Mục đích của việc này chính là giúp gia chủ có được nhiều may mắn, bình an trong ngôi nhà mới. Thông thường người ta sẽ chọn ngày cúng nhập trạch dựa trên tuổi của chủ nhà là tốt nhất.
Chọn ngày tốt để chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới
Trong trường hợp gia chủ không có điều kiện hoặc thời gian để đi xem ngày thực hiện thủ tục làm lễ nhập trạch. Thì bạn có thể tham khảo những ngày cần tránh nếu chuẩn bị mâm cúng nhập trạch như sau:
Tránh chuẩn bị mâm cúng nhập trạch vào những ngày Dương công kỵ nhật như: 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, ngày 8, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12 tính theo âm lịch.
Tránh ngày Tam nương như: ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch.
Tránh ngày Thọ tử: 5, 14, 23 âm lịch.
Tuy nhiên, gia chủ cũng cần lưu ý khi làm thủ tục nhập trạch nhà mới là kiêng tháng 3, tháng 7 âm lịch. Vì hai tháng này có những ngày mang ý nghĩa liên quan đến “cô hồn” nên được xem là tháng xấu, nặng âm khí.
Chọn giờ tốt bày mâm cơm cúng nhập trạch
Nếu gia chủ không có thời gian bày mâm lễ cúng nhập trạch cụ thể thì hãy chọn những khoảng giờ trong ngày sau đây:
Buổi sáng: lúc mặt trời đang lên tương trưng do dương thịnh đặc biệt thích hợp để làm thủ tục nhập trạch vào nhà mới.
Buổi trưa: có thể chọn thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới vào buổi trưa nhưng tránh khoảng thời gian từ 11 đến 1 giờ. Vì đây là lúc âm và dương giao nhau nên sẽ không mang lại nhiều may mắn.
Buổi chiều: khoảng thời gian mặt trời ngã về Tây sẽ là lúc âm thịnh dương suy. Nên gia chủ cần tránh làm lễ nhập trạch vào thời gian này để tránh được những điều không may mắn có thể đến.
Lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì?
Nhiều gia chủ sẽ không biết khi nhập trạch phải làm những gì. Nên quan trọng mà bạn cần làm khi cúng nhập trạch đó là lễ vật cúng nhập trạch. Sau đây là một số đồ lễ cúng nhập trạch cần:
Khi thực hiện các thủ tục làm lễ nhập trạch, gia chủ cần tìm hiểu kỹ thông tin dưới đây:
Mâm cỗ cúng nhập trạch đầy đủ nhất
Khi sắm đồ lễ cúng nhập trạch thì mâm cỗ chính là vật đầu tiên và bắt buộc không thể thiếu khi tiến hành lễ. Việc chuẩn bị mâm cơm cũng khá đơn giản, tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, các đồ lễ cúng nhập trạch sau đây vẫn cần phải có:
Mâm ngũ quả: gia chủ cần sắm lễ cúng nhập trạch là mâm trái cây tươi ngon với 5 loại quả khác nhau.
Hoa tươi: khi sắm đồ lễ cúng nhập trạch thì hoa tươi cũng không thể thiếu. Thông thường trong lễ nhập trạch thì nên chọn các loại hoa như cúc, hoa huệ tây, hoa ly,…
Nhang đèn: trong lúc lên danh sách sắm lễ nhập trạch thì 1 cặp đèn cầy đỏ, nhang, giấy tiền vàng, muối, gạo, tượu là những vật không thể thiếu.
Mâm cơm cúng: tùy thuộc vào quan niệm của từng gia chủ mà mâm cơm cúng sẽ mặn hoặc chay.
-
Mâm cúng nhập trạch
Đồ lễ cúng nhập trạch nhà mới
Các thông tin bên dưới sẽ giúp gia chủ biết được lễ nhập trạch gồm những gì:
Bếp than: đây là đồ lễ nhập trạch nhà mới không thể thiếu. Gia chủ sẽ đặt bếp ngay trước cửa để từng người trong gia đình bước qua nó.
Bếp lửa và bộ trà: đây là thứ gia chủ sẽ dùng ngay sau khi bước vào nhà. Việc bật bếp sẽ mang ý nghĩa khởi sắc cho ngôi nhà và ấm trà nóng dâng lên các vị bề trên là tục lệ không thể thiếu khi thờ cúng.
Văn khấn nhập trạch nhà mới: đọc văn khấn là thủ tục không thể thiếu khi nhập trạch nhà mới. Đây được xem là lời xin phép cũng như những gửi gắm của gia chủ đến thần linh ở nơi mới.
Bài văn cúng nhập trách về nhà mới
Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)
Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.
Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…)
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh.
Nêu cao chính đạo
Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là….Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.
Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….thờ phụng.
Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,
Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.
Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)
Thủ tục cơ bản cần làm khi cúng nhập trạch cho nhà mới
Thắp hương xin ban thần tài, thổ địa: Xin phép chư vị thần linh, kính mong các ngài phù hộ độ trì cho gia chủ được an cư, sinh sống tại ngôi nhà mới được bình an, may mắn và hạnh phúc.
Xông nhà, tẩy uế nhà mới: Đây là việc làm cần thiết để xua đuổi tà khí, uế khí ra khỏi nhà. Đồng thời, thu hút vượng khí, vận khí tốt đẹp vào nhà mới
Bật tất cả các đèn sáng trong nhà: Với mong muốn chờ đón những điều tốt đẹp, tươi sáng đến với gia chủ, bày tỏ lòng thành kính đối với chư vị thần kinh thần tài – thổ địa
Đun nước sôi, mở vòi nước chảy trong nhà: Với mong muốn khởi nguồn cho sự sống tươi mới, hạnh phúc, mọi sự đều thông suốt
Treo chuông gió trước của nhà: Dẫn dắt vượng khí tốt đẹp đến với ngôi nhà
Bên trên là những đồ vật cơ bản gia chủ cần sắm để cúng nhập trạch nhà mới. Ngoài ra, sẽ tùy vào điều kiện của gia đình mà gia chủ sẽ thêm các món đồ ý nghĩa khác để dâng lên thần linh và ông bà tổ tiên.
Từ xưa ông bà ta đã có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên khi dọn vào nhà mới thì thủ tục nhập trạch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc này sẽ ảnh hưởng nhiều đến tài vận và sức khỏe gia đình. Hy vọng qua bài viết này, Hưng Thịnh đã giúp gia chủ biết được lễ nhập trạch cần những gì và cách chuẩn bị đồ cúng nhập trạch đầy đủ nhất.
Xem thêm thông tin liên quan:
Văn khấn nhập trạch nhà chung cư và thủ tục nhập trạch
Xem ngày đặt bàn thờ theo tuổi: Đón tài lộc và bình an
Chịu trách nhiệm nội dung: CEO Cung Đình Trí
Bàn Thờ Hưng Thịnh
Địa chỉ: 485 Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh
Website: https://banthohungthinh.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/banthohungthinh
Hotline/Zalo: 0983.678.111 – 0869.997.234
Email: banthohungthinh@gmail.com